Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Công ty Intracom của Shark Việt vừa huy động thành công 100 tỷ trái phiếu

Công ty Intracom của Shark Việt vừa huy động thành công 100 tỷ trái phiếu
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Công ty Intracom của Shark Việt vừa huy động thành công 100 tỷ trái phiếu

22-02-2020 - 07:27 AM Doanh nghiệp

Công ty Intracom của Shark Việt vừa huy động thành công 100 tỷ trái phiếu

Trong bối cảnh dòng vốn tín dụng cho mảng xây dựng, bất động sản bị siết lại, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang kênh huy động trái phiếu. Đáng chú ý, nhóm bất động sản đã vượt ngân hàng để đứng đầu quy mô huy động trong tháng đầu năm nay với tổng tỷ trọng hơn 75%.

CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) vừa thông báo kết quả chào bán trái phiếu. Tổng giá trị phát hành 100 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng.

Trái phiếu phát hành là trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp, có tài sản đảm bảo.

Lãi suất cho 2 kỳ đầu là 10%/năm, các kỳ tiếp theo được thả nổi và tính theo công thức bằng lãi tham chiếu + 2,65%/năm, trong đó lãi tham chiếu là lãi tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND kỳ hạn 12 tháng với mức lãi cao nhất so sánh giữa lãi tại quầy và tiền gửi cho kỳ hạn online tại VPBank.

Thời gian phát hành 14/2/2020, kết quả có 2 nhà đầu tư tổ chức mua trọn lô trái phiếu trên.

Công ty xây dựng liên quan Shark Việt vừa huy động thành công 100 tỷ trái phiếu - Ảnh 1.

Được biết, Intracom hiện có vốn điều lệ 800 tỷ đồng, do ông Nguyễn Thanh Việt (Shark Việt) làm Tổng Giám đốc.

Trong bối cảnh dòng vốn tín dụng cho mảng xây dựng, bất động sản bị siết lại, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang kênh huy động trái phiếu. Đáng chú ý, nhóm bất động sản đã vượt ngân hàng để đứng đầu quy mô huy động trong tháng đầu năm nay với tổng tỷ trọng hơn 75%, tương đương 8.703 tỷ đồng với kỳ hạn trung bình 4,79 năm. Xếp thứ hai, nhóm ngân hàng với tỷ trọng 4,18% với giá trị gần 485 tỷ đồng, kỳ hạn dài hơn với mức quân bình 8,42 năm.

Theo thống kê tình hình phát hành trái phiếu của HNX trong tháng 1/2020, ghi nhận có 106 đợt đăng ký chào bán với tổng giá trị 18.223 ỷ đồng. Trong đó, số đợt thành công là 102 đợt với tổng giá trị phát hành thực tế 11.603 tỷ đồng, trên tổng số 21 doanh nghiệp tham gia.

Bảo An

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ

Thật khó có thể tìm được công nghệ smartphone nào còn hấp dẫn người dùng vào thời điểm hiện tại, thế nhưng những gì đang diễn ra gần đây cho Biên dịch thấy, có một thứ đang thách thức với thực tế đó: các thiết bị màn hình gập.

Với những sản phẩm như Galaxy Fold ra mắt vào đầu năm ngoái, gần đây hơn là Motorola Razr và đặc biệt là Galaxy Z Flip, dù vẫn còn nhiều trắc trở, nhưng đây là những sản phẩm thực sự khiến người dùng cảm thấy sự kỳ diệu đang quay trở lại với smartphone.

Điều đó rất dễ hiểu. Hầu như mọi người đều cảm nhận được ngay lợi ích mà công nghệ màn hình gập mang lại cho họ: biến một thiết bị màn hình lớn nằm vừa trong lòng bàn tay họ. Theo ông Taejoong Kim, Phó chủ tịch phụ trách nhóm thiết kế sản phẩm của Samsung, phát biểu trong buổi phỏng vấn kín tại San Francisco vừa qua, đó là một nhu cầu "trái khoáy" của người dùng:

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 1.

Galaxy Fold - smartphone màn hình gập đầu tiên của Samsung.

" Nhu cầu của người tiêu dùng đối với smartphone đang ngày càng trở nên trái khoáy hơn. Họ muốn màn hình càng ngày càng lớn hơn cùng lúc với việc càng ngày càng dễ cầm nắm hơn. Để đáp ứng các nhu cầu khác biệt đó, chúng tôi tập trung vào công nghệ màn hình gập ."

Nhưng liệu đây có phải một xu hướng nhất thời hay đây là một tương lai mới?

Trên thực tế, nhu cầu mang theo một màn hình lớn để có thể đọc một cách dễ dàng các nội dung trên đó chưa bao giờ lỗi thời. Các smartphone với màn hình ngày một lớn cũng là để phục vụ điều này.

Và bởi vì những nội dung trên màn hình smartphone đang ngày một nhiều thêm, việc mở một thiết bị màn hình lớn ra sẽ làm giảm thời gian bạn dành ra để nhìn chằm chằm vào màn hình – và quả thật, điều đó đang ngày càng quan trọng hơn vào lúc này.

Chắc chắn chúng chưa hoàn hảo khi những vết nhăn vẫn có nhận thấy khi nhìn kỹ vào màn hình. Nhưng cũng giống như những khuyết điểm smartphone từng gặp phải khi mới ra mắt, một khi người dùng bắt đầu sử dụng nó, những vấn đề như vết lõm trên màn hình này nhanh chóng biến mất và trở nên không còn quan trọng nữa.

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 2.

Galaxy Z Flip trong buổi ra mắt.

Uốn cong để thay đổi

Trong khi những khuyết điểm của nó thu hút sự chú ý của mọi người, những gì mà nó mang lại còn hấp dẫn người dùng hơn gấp bội. Số người quan tâm đến các thiết bị màn hình gập cũng như số người muốn sở hữu một trong số các thiết bị đó chưa bao giờ thôi khiến người ta kinh ngạc.

Ví dụ dễ thấy nhất là trong sự kiện Samsung Galaxy Unpacked vừa qua, nơi Galaxy Z Flip ra mắt. Số lượng các phóng viên, các YouTuber và những khách mời vây quanh các bàn trưng bày Z Flip để có thể dùng thử nó còn nhiều hơn số người vây quanh bất kỳ chiếc flagship mới ra mắt nào.

Và xu hướng màn hình gập đang vươn ra ngoài smartphone. Lenovo mới giới thiệu chiếc laptop ThinkPad X1 Fold, chiếc laptop màn hình gập dự kiến xuất xưởng vào cuối năm nay. Nó cho thấy, laptop màn hình gập đang bắt đầu đi những bước đầu tiên của mình.

Liệu mức giá cao có phải là rào cản?

Giống như bất kỳ loại công nghệ đột phá nào khi mới ra mắt, mức giá của nó đều khá cao so với mức chấp nhận được của đại đa số người mua. Trong khi Galaxy Fold có giá đến 1.980 USD, Motorola Razr có giá đến 1.500 USD, Galaxy Z Flip dù thấp hơn cũng có giá đến 1.380 USD.

Nhưng rất có thể trong vòng 18 tháng đến 2 năm tới – mức giá này sẽ giảm xuống dưới 1.000 USD và khi đó doanh số chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn và trở thành một sản phẩm phổ thông hơn với người dùng.

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 3.

Màn hình gập đã mang lại cơ hội hồi sinh tên tuổi một thời - Motorola Razr.

Nhưng còn độ bền của chúng thì sao? Đó là vấn đề đang được nhiều người chú ý – đặc biệt sau những màn tra tấn khủng khiếp mà các YouTuber dành cho chúng – nhưng đây chắc chắn không phải cách mà chúng ta đối xử hàng ngày với smartphone của mình.

Mặc dù vậy chúng ta cũng đừng quên rằng, trong buổi bình minh của smartphone, chúng cũng chẳng hề có chống được nước hay bụi bẩn, cho đến khi cuộc cạnh tranh giành thị phần biến những điều này thành một tiêu chuẩn.

Hiện tại chúng ta cũng đang ở thời điểm tương tự của các thiết bị màn hình gập. Vẫn còn vô số những yếu tố về phần cứng và phần mềm mà chúng ta có thể tinh chỉnh và tối ưu, cả về chất lượng cũng như trải nghiệm sử dụng thiết bị.

Nhưng ngay cả khi chúng vẫn chưa đạt đến độ hoàn thiện, công nghệ màn hình gập vẫn đang hấp dẫn và mang lại lợi ích cho nhiều người đến mức gần như chắc chắn rằng, màn hình gập là công nghệ của tương lai.





4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn

Google từ lâu đã là một Biên dịch trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.

Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.

Thể hiện khả năng của chính mình

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 1.

Ewing rất thích nếu bạn đưa vào phần đầu sơ yếu lí lịch một đoạn tóm lược. Hãy viết ngắn gọn thôi. Một hoặc hai câu là quá đủ. Đây không phải là bản tiểu sử cá nhân. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan mà bạn có thể mang lại cho công ty, trong khi không ai khác có thể. Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, mà còn phải có kinh nghiệm trong cuộc sống nữa.

Bạn cần biết về "khán giả" của mình. Bạn có nghiên cứu để hiểu được điều mà công ty bạn đang ứng tuyển đề cao nhất là gì hay không? Hãy dành thời gian xem thử website của họ, và nói chuyện với các nhân viên hiện tại. Sau đó bạn có thể soạn thảo phần tóm lược nói trên để cho công ty thấy họ sẽ được lợi như thế nào khi tuyển dụng bạn.

Bạn làm gì ngoài thời gian ở công ty

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 2.

Google tìm kiếm những ứng viên có những đam mê và kinh nghiệm bên ngoài công việc hàng ngày của họ. Hãy sử dụng bản lý lịch của bạn như một cơ hội để làm nổi bật mọi thứ bạn có, chứ không chỉ gói gọn trong kinh nghiệm làm việc. Một số thứ bạn có thể thêm vào bản lý lịch, theo Ewing, là:

- Kinh nghiệm làm tình nguyện

- Các dự án vì đam mê

- Những công việc ngoài lề

Liệt kê chúng ra thôi là chưa đủ. Hãy ghi thêm lý do tại sao những kinh nghiệm đó lại quan trọng đối với bạn, và qua đó bạn đã học được những gì.

Đưa ngữ cảnh vào số liệu

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 3.

Hình thành thói quen đưa bất kỳ dữ liệu nào có thể cho thấy cách bạn vượt qua khó khăn trong những công việc trước đây. Bạn đã từng giúp công ty tiết kiệm được thời gian, tiền của, hay nhân lực? Bất kỳ số liệu nào chứng minh cho điều đó đều nên được đưa vào bản lý lịch.

Có dữ liệu là điều tốt. Nhưng giải thích được tại sao nó lại quan trọng thì càng tốt hơn nữa. Hãy đưa câu chuyện đằng sau những con số đó vào bản lý lịch của bạn.

Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm những ứng viên biết đi trước đón đầu và qua đó tạo nên những tác động (tích cực) lên công việc trước đây của họ. Bạn đã làm điều đó như thế nào? Nó tác động lên công việc kinh doanh ra sao? Hãy trình bày ngữ cảnh để các nhà tuyển dụng hiểu được tại sao những con số khô khan kia lại quan trọng.

Dùng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng

4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn - Ảnh 4.

Ewing nói rằng Google không sử dụng bot để sàng lọc lý lịch. Một con người sẽ xem từng bản lý lịch được gửi đến - nhưng họ có thể chỉ dành ra 6 giây hoặc ít hơn mà thôi.

Đó là lý do tại sao từ khóa có tầm quan trọng đặc biệt. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng, năng lực, và ngôn ngữ phù hợp với miêu tả về công việc.

Hãy thử cách này nhé: in bản miêu tả công việc ra; in bản lý lịch của bạn ra; đặt chúng cạnh nhau và so sánh. Liệu có ai chưa biết gì về bạn nghĩ rằng hai bản này có đủ những điểm chung cần thiết? Hay, nên chăng bạn cần làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng những đòi hỏi trong miêu tả về công việc?

Tất cả những điều nói trên có vẻ khá phức tạp, nhưng hãy cân nhắc lựa chọn thay thế. Nộp đơn ứng tuyển mọi công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn với cùng một bản lý lịch nhiều khả năng chẳng phải là một chiến lược thành công. Đầu tư thời gian tinh chỉnh bản lý lịch để có được công việc bạn thực sự muốn mới là điều nên làm và là điều hoàn toàn xứng đáng để bỏ công sức ra.

Tham khảo: BusinessInsider